• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Học giải bài tập

Học giải bài tập

Học giải bài tập và để học tốt Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tiếng Anh, Sử, Địa, GDCD, Soạn văn, Soạn bài, văn hay từ lớp 1 đến lớp 12

  • Môn Toán
  • Môn Lý
  • Môn Hóa
  • Môn Sinh
  • Môn Anh
  • Môn Văn
  • Môn Sử
  • Môn Địa
  • Môn khác
    • Môn GDCD
    • Môn Tin
    • Môn Công nghệ
    • Môn Khoa học

Bài 23: Thực hành đo nhiệt độ

Chuyên mục: Vật Lí lớp 6 * Ba Nhan * 23/01/2018 0 Bình luận Thẻ: Bai 23 li 6

Tóm tắt lý thuyết

1. Dùng nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể

a. Quan sát nhiệt kế y tế (loại nhiệt kế thủy ngân)

Bài 23: Thực hành đo nhiệt độ

  • 5 đặc điểm của nhiệt kế y tế:
    • C1: Nhiệt độ thấp nhất ghi trên nhiệt kế : \(35^oC\)
    • C2: Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế : \(42^oC\)
    • C3: Phạm vi đo của nhiệt kế : Từ \(35^oC\)  đến \(42^oC\)
    • C4: Độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế : \(0,1^oC\)
    • C5: Nhiệt độ được ghi màu đỏ: \(37^oC\)

b. Tiến hành đo

  • Kiểm tra xem thủy ngân đã tụt hết xuống bầu chưa, nếu còn trên ống quản thì cầm vào phần thân nhiệt kế, vẩy mạnh cho thủy ngân tụt xuống bầu.
    • Chú ý: Khi vẩy, tay cầm chặt nhiệt kế  để khỏi bị văng ra và chú ý không để nhiệt kế  va đập vào vật khác.
  • Dùng bông y tế lau sạch thân và bầu nhiệt kế .
  • Dùng tay phải cầm thân nhiệt kế, đặt bầu nhiệt kế  vào nách trái, kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế hoặc ngậm vào miệng.
  • Chờ chừng 3 phút, rồi lấy nhiệt kế  ra đọc nhiệt độ.
    • Chú ý: Không cầm vào bầu nhiệt kế  khi đọc nhiệt độ.

2. Theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian trong quá trình đun nước

a. Quan sát nhiệt kế dầu

Bài 23: Thực hành đo nhiệt độ

  • 4 đặc điểm của nhiệt kế dầu:
    • C6: Nhiệt độ thấp nhất ghi trên nhiệt kế : \(0^oC\)
    • C7: Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế : \(100^oC\)
    • C8: Phạm vi đo của nhiệt kế : Từ \(0^oC\) đến \(100^oC\)
    • C9: Độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế: \(1^oC\)

b. Tiến hành đo

  • Ghi nhiệt độ của nước trước khi đun
  • Đốt đèn cồn để đun nước cứ sau một phút lại ghi nhiệt đô của nước vào bảng theo dõi
  • Không được để nhiệt kế sát đáy cốc

Bài tập minh họa

Bài 1:

Chọn các thao tác sai:

Khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân ta phải chú ý:

A. Xác định GHĐ và ĐCNN của nhiệt kế

B. Điều chỉnh về vạch số 0

C. Cho bầu nhiệt kế tiếp xúc với vật cần đo nhiệt độ

D. Không cầm vào bầu nhiệt kế khi đọc nhiệt độ

Hướng dẫn giải

Chọn đáp án B.

Bài 2:

Nhiệt kế nào dưới đây có thể dùng để đo nhiệt độ băng phiến đang nóng chảy?

A. Nhiệt kế rượu

B. Nhiệt kế y tế

C. Nhiệt kế thủy ngân

D. Cả ba đều không được

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án C.

  • Nhiệt kế thủy ngân dùng để đo nhiệt độ của các vật và các chất lỏng.
Cùng bài học:

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Bài viết mới

  • Tập hợp các điểm trong mặt phẳng biểu diễn cho số phức z thỏa mãn điều kiện :\(\left| {z – i} \right| = 1\) là : 17/01/2021
  • Tìm phần ảo của số phức z , biết \(\overline z = {(\sqrt 2 + i)^2}.(1 – \sqrt 2 i)\) 17/01/2021
  • Tìm phần thực và phần ảo của số phức z thỏa \(\left| z \right| = \sqrt 2 \) và  \(z^2\) là số thuần ảo  17/01/2021
  • Cho hai số phức \({z_1} = 1 + 2i;{z_2} = 2 – 3i\) . Xác định phần ảo của số phức \({z_1} – 2{z_2}\)  17/01/2021
  • Trong các khẳng  định sau , khẳng định nào không đúng : 17/01/2021




Học giải © 2017 - 2021 - THÔNG TIN: Giới thiệu - Liên hệ - Bản quyền - Sitemap - Quy định.
Học Trắc nghiệm - Môn Toán - Sách toán - eBook Toán - Giai bai Tap hay - Học Z - Lớp 12.