• Skip to primary navigation
  • Skip to content
  • Skip to primary sidebar
Học giải bài tập

Học giải bài tập

Học giải bài tập và để học tốt Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tiếng Anh, Sử, Địa, GDCD, Soạn văn, Soạn bài, văn hay từ lớp 1 đến lớp 12

  • Môn Toán
  • Môn Lý
  • Môn Hóa
  • Môn Văn
  • Môn Sử
  • Môn Địa
  • Môn Sinh
  • Môn Anh
  • Môn khác
    • Môn GDCD
    • Môn Tin
    • Môn Công nghệ
    • Môn Khoa học

Soạn bài Mấy ý nghĩ về thơ – Nguyễn Đình Thi

Chuyên mục: Văn lớp 12 * Ba Nhan * 22/08/2017 0 Bình luận Thẻ: Tuan 4 van 12: May y nghi ve tho - Nguyen Dinh Thi

Cùng bài học:
  1. Mấy ý nghĩ về thơ – Nguyễn Đình Thi

1. Tóm tắt nội dung bài học

  • Đoạn trích đã nêu lên những vấn đề đặc trưng về bản chất của thơ ca không chỉ có tác dụng nhất thời lúc bấy giờ mà ngày nay nó vẫn còn nguyên giá trị bởi ý nghĩa thời sự, tính chất khoa học đúng đắn, gắn bó chặt chẽ với cuộc sống và thực tiễn sáng tạo thi ca.
  • Cách trình bày hấp dẫn, giàu sức thuyết phục. Lựa chọn dẫn chứng phù hợp, từ ngữ giàu hình ảnh, cách lập luận chặt chẽ.

2. Hướng dẫn học bài

Câu 1: Nguyễn Đình Thi lí giải như thế nào đặc trưng cơ bản nhất của thơ là biểu hiện tâm hồn con người?

  • Để làm nổi bật đặc trưng cơ bản nhất của thơ là biểu hiện tâm hồn con người, Nguyễn Đình Thi đã phân tích, lí giải về mối quan hệ giữa thơ với tâm hồn con người thơ – con người có tác động qua lại với nhau:
    • Ta nói trời hôm nay nên thơ nhưng chính ra lòng chúng ta mang một nỗi niềm vui buồn nào mà muốn làm thơ, hoặc đọc thơ về trời xanh.. Mưa phÙn buổi chiều gợi những câu thơ nào nhớ nhung nhưng chính nỗi nhớ nhung gặp buổi chiều mưa mà muốn thì thầm những câu thơ chưa thành hình rõ.
    • Làm một câu thơ yêu, tâm hồn cũng rung động như khi có người yêu trước mắt.
    • Những câu, những lời thơ diễn lên, làm sống ngay lên một tình cảm, một nỗi niềm trong lòng người đọc.
    • Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm với cuộc sống.

⇒ Qua đó tác giả muốn nhấn mạnh giữa thơ với tâm hồn con người có sự tác động qua lại lẫn nhau.

  • Tiếp theo tác giả đưa ra đặc điểm của thơ để khẳng định thơ diễn tả tâm hồn con người.
    • “Thơ là một thứ nhạc”, “một thứ nhịp điệu bên trong, một thứ nhịp điệu khoảng im lặng, tình ý” và nói chung những cái đó là “của tâm hồn”.
    • Nhịp điệu thơ được hinh thành từ những cảm xúc, hình ảnh và trong khoảng im lặng “cũng la nơi trú ngụ kín đáo của sự xúc động”.
  • Cuối cùng tác giả kết luận “đường đi của thơ là đi thẳng vào tình cảm”  → Thơ là phương tiện biểu hiện của tâm hồn con người.

Câu 2: Bên cạnh việc thể hiện tâm hồn con người, thơ còn mang nhiều yếu tố đặc trưng cơ bản khác cũng được Nguyễn Đình Thi đề cập đến.

  • Hình ảnh thơ:
    • Là hình ảnh thực nẩy lên trong tâm hồn khi ta sống trong một cảnh huống hoặc trạng thái nào đấy.
    •  Là kết quả của sự rung động thành thực và tự nhiên.
    •  Phải mới mẻ tươi nguyên, nhà thơ biết tìm những điều mới trong cái cũ.
  • Tư tưởng trong thơ:
    • Dính liền với cuộc sống, ở trong cuộc sống.
    • Tư tưởng của thơ nằm ngay trong cảm xúc, trình tự.
  • Cảm xúc trong thơ:
    • Là phần thịt xương hơn cả đời sống của tâm hồn.
    • Bất cử cảm xúc, trình tự nào của con người cũng gắn liền với suy nghĩ.
  • Cái thực trong thơ:
    • Là những hình ảnh sống, những hình ảnh có sức lôi cuốn và thuyết phục người đọc.
    • Đó là những hình ảnh chưa có vết nhòa của thói quen, không bị dập khuôn vào những ý niệm trừu tượng định trước.

Câu 3: Ngôn ngữ thơ có gì đặc biệt so với ngôn ngữ các thể loại văn học khác? Nguyễn Đình Thi quan niệm như thế nào về thơ tự do, thơ không vần?

  • Ngôn ngữ khác với ngôn ngữ của các thể loại khác ở chỗ: thơ có vần, có nhịp điệu điệu, tính nhạc và ý ở ngoài lời.
    • Nếu ngôn ngữ trong các tác phẩm truyện, kí chủ yếu là ngôn ngữ tự sự, kể chuyện, ngôn ngữ trong các tác phẩm kịch chủ yếu là ngôn ngữ đối thoại thì ngôn ngữ thơ có tác dụng gợi cảm đặc biệt nhờ yếu tố nhịp điệu, Nguyễn Đình Thi khẳng định:
      • Nhịp điệu của thơ không những là nhịp điệu bằng bằng, trắc trắc lên bổng xuống trầm như tiếng đàn êm tai mà còn là nhạc điệu bên trong tâm hồn nhà thơ.
      • Đường đi của thơ là con đường đưa thẳng vào tình cảm, không quanh co qua những chặng, những trung gian, những cây cột số. Thơ chỉ chọn một ít điểm chính, bấm vào những điểm ấy thì toàn thể động lên theo.
      • Thơ luôn đòi hỏi sự toàn bích.
  • Quan niệm về thơ tự do, thơ không vần
    • Trước tiên tác giả công nhận, vai trò sức mạnh vần luật → lập luận bác bỏ khẳng định lại nếu không có thì không thành công.
    • Nguyễn Đình Thi khẳng định không có vấn đề: thơ tự do, thơ không vần và thơ có vần, chỉ có thơ thật và thơ giả, thơ hay và thơ không hay, thơ hay không thơ.
    • Nhận xét:
      • Quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi đúng đắn, tiến bộ, sát thực với tình hình thơ ca đương thời.
      • Quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi ngày nay vẫn còn nguyên giá trị.

Câu 4: Nêu rõ nét tài hoa của Nguyễn Đình Thi trong nghệ thuật lập luận, đưa dẫn chứng, sử dụng từ ngữ, hình ảnh,…để làm sáng tỏ từng vấn đề đặt ra.

  • Nét tài hoa của Nguyễn Đình Thi trong nghệ thuật lập luận:
    • Nguyễn Đình Thi đã trình bày những quan niệm tinh tế, sâu sắc về thơ ca.
    • Hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, sắc sảo. Tác giả sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận.
    • so sánh, phân tích, giải thích, bác bỏ. Cách suy luận lôgic.
    • Cách lấy dẫn chứng: độc đáo, tinh tế, sát thực có tác dụng soi sáng cho luận điểm.
    • Từ ngữ giàu có, ngôn ngữ chọn lọc, được vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo.
    • Cách viết có hình ảnh, hình ảnh chân thực, độc đáo gợi nhiều liên tưởng.

Câu 5: Quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi ngày nay còn có giá trị không? Vì sao?

  • Quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi ngày nay vẫn giữ được những giá trị tốt đẹp của nó, vì:
    • Bản chất của thơ muôn đời vẫn là những tiếng nói hồn nhiên, chân thực của cảm xúc, của lòng người, vẫn là những đồng cảm mãnh liệt và quảng đại.
    • Nguyễn Đình Thi đã chỉ ra được những đặc trưng quan trọng, vĩnh hằng của bản chất thơ ca: dù hình thức biểu hiện, những phạm vi, đề tài có được sáng tạo, mở rộng đến đâu, thì thơ ca cũng không nằm ngoài những quy luật đó.

⇒ Quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi con có ý nghĩa rất lớn đối với việc định hướng sáng tạo và cảm thụ thơ ca.

Chia sẻ:

  • Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Opens in new window)
  • Bấm để chia sẻ trên Twitter (Opens in new window)
  • Bấm để gửi cho bạn bè (Opens in new window)
  • Bấm để in ra (Opens in new window)

Có liên quan

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar




Lớp 12

  1. Toán lớp 12
  2. Vật Lí lớp 12
  3. Hóa Lớp 12
  4. Văn lớp 12
  5. Lịch Sử lớp 12
  6. Địa Lí lớp 12
  7. Sinh Học lớp 12
  8. Tiếng Anh lớp 12
  9. GDCD lớp 12
  10. Tin Học lớp 12

Học giải © 2017 - 2018 - THÔNG TIN: Giới thiệu - Liên hệ - Bản quyền - Sitemap - Quy định.
Lớp 12 - Lớp 11 - Lớp 10 - Lớp 9 - Lớp 8 - Lớp 7 - Lớp 6 - Lớp 5 - Lớp 4 - Lớp 3 - Lớp 2 - Lớp 1

loading Hủy bỏ
Post was not sent - check your email addresses!
Email check failed, please try again
Sorry, your blog cannot share posts by email.