• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Học giải bài tập

Học giải bài tập

Học giải bài tập và để học tốt Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tiếng Anh, Sử, Địa, GDCD, Soạn văn, Soạn bài, văn hay từ lớp 1 đến lớp 12

  • Môn Toán
  • Môn Lý
  • Môn Hóa
  • Môn Sinh
  • Môn Anh
  • Môn Văn
  • Môn Sử
  • Môn Địa
  • Môn khác
    • Môn GDCD
    • Môn Tin
    • Môn Công nghệ
    • Môn Khoa học

Giải bài tập SGK Bài 2: Giá trị lượng giác của một cung

Chuyên mục: Toán lớp 10 * admin * 20/01/2018 0 Bình luận Thẻ: Bai 2 chuong 6 dai so 10

Câu 1: trang 148 sgk Đại số 10

Có cung \(α\) nào mà \(\sinα\) nhận các giá trị tương ứng sau đây không?

a) \(-0,7\) b) \( \frac{4}{3}\)
c) \(-\sqrt2\) d)\( \frac{\sqrt{5}}{2}\)

Hướng dẫn giải:

Ta có \(-1 ≤ sin\,\alpha ≤1\)

a) Ta thấy \(-1 ≤ -0,7 ≤ 1\)

Vậy có cung \(α\)sao cho \(sin α = -0,7\)

b) Ta thấy \( \frac{4}{3}> 1\).

Vậy không có cung \(α\)có \(\sin\,\alpha = \frac{4}{3}\)

c) Ta thấy \(-\sqrt2 < -1\)

Vậy không tồn tại cung \(\alpha \)thỏa mãn.

d) Ta thấy \( \frac{\sqrt{5}}{2} > 1\)

Vậy không tồn tại cung \(\alpha \)thỏa mãn.

=============

Câu 2: trang 148 sgk Đại số 10

Các đẳng thức sau có thể đồng thời xảy ra không?

a) \(\sin α =  \frac{\sqrt{2}}{3}\) và \(\cos α =  \frac{\sqrt{3}}{3}\);

b) \(\sinα = -\frac{4}{5}\) và \(\cosα =  -\frac{3}{5}\)

c) \(\sinα = 0,7\) và \(\cosα = 0,3\)

Hướng dẫn giải:

Ta có \(sin^2\alpha + cos^2\alpha =1\)

a) Ta thấy \( sin^2\alpha + cos^2\alpha =\left ( \frac{\sqrt{2}}{3} \right )^{2} +\left ( \frac{\sqrt{3}}{3} \right )^{2}< 1\)

Vậy đẳng thức không thể đồng thời xảy ra.

b) Ta thấy \(sin^2\alpha + cos^2\alpha = \left ( -\frac{4}{5} \right )^{2}+\left ( -\frac{3}{5} \right )^{2} = 1\)

Vậy đẳng thức có thể đồng thời xảy ra.

c) Ta thấy \(sin^2\alpha + cos^2\alpha =(0,7)^2+(0,3)^2=0,58<1\)

Vậy đẳng thức không thể đồng thời xảy ra.

================

Câu 3: trang 148 sgk Đại số 10

Cho \(0 < α <  \frac{\pi }{2}\). Xác định dấu của các giá trị lượng giác

a) \(\sin(α – π)\) b) \(\cos\left( \frac{3\pi }{2}- α\right)\)
c) \(\tan(α + π)\) d) \(\cot\left(α +  \frac{\pi }{2}\right)\)

Hướng dẫn giải:

Với \(0 < α < \frac{\pi}{2}\)

a) Ta có \(\alpha – \pi <0 \Rightarrow \sin(α – π) < 0\)

b) Đặt  \(x=\frac{3\pi }{2}-\alpha \Leftrightarrow \alpha =\frac{3\pi }{2}-x\)

Ta lại có

\(0 < α < \frac{\pi}{2}\Rightarrow 0<\frac{3\pi }{2}-x<\frac{\pi}{2}\Rightarrow \pi <x<\frac{3\pi }{2}\)

\(\Rightarrow x \)là số đo của \(\overparen{AM} \)

Vậy M thuộc góc phần tư thứ III.

\(\Rightarrow \cos\left( \frac{3\pi }{2}- α\right)< 0\)

c) \(\tan(α + π) =tan \alpha > 0\)

d) Đặt \(x=\alpha + \frac{\pi }{2}\Rightarrow \alpha = x – \frac{\pi }{2}\)

Ta lại có

\(0 < α < \frac{\pi}{2}\Rightarrow 0 < x – \frac{\pi }{2} < \frac{\pi}{2}\Leftrightarrow \frac{\pi }{2}<x<\pi\)

\(\Rightarrow x \)là số đo của \(\overparen{AM} \)

Vậy M thuộc góc phần tư thứ II.

\(\Rightarrow \cot\left(α +  \frac{\pi }{2}\right) < 0\)

===============

Câu 4: trang 148 sgk Đại số 10

Tính các giá trị lượng giác của góc \(α\), nếu:

a) \(\cosα = \frac{4}{13}\) và \(0 < α < \frac{\pi }{2}\);

b) \(\sinα = -0,7\) và \(π < α <  \frac{3\pi }{2}\);

c) \(\tan α =  -\frac{15}{7}\) và \( \frac{\pi }{2} < α < π\);

d) \(\cotα = -3\) và \( \frac{3\pi }{2} < α < 2π\).

Hướng dẫn giải:

a) Vì \(0 < α <  \frac{\pi}{2}\) nên \(\sinα > 0, \tanα > 0, \cotα > 0\)

  • \(\sinα =  \sqrt{1-(\frac{4}{13})^{2}}=\frac{\sqrt{153}}{13}=\frac{3\sqrt{17}}{13}\)
  • \(\cotα =  \left ( \frac{4}{13} \right )\div \frac{3\sqrt{17}}{13}=\frac{4\sqrt{17}}{51}\)
  • \(\tanα =\frac{1}{cot\,\alpha}= \frac{3\sqrt{17}}{4}\)

b) Vì \(π < α <  \frac{3\pi }{2}\) nên \(\sinα < 0, \cosα < 0, \tanα > 0, \cotα > 0\)

  • \(\cosα = -\sqrt{(1 – sin^2 α)} = -\sqrt{(1 – 0,49) }= -\sqrt{0,51} ≈ -0,7141\)
  • \(\tanα ≈ 0,9802\)
  • \(\cotα ≈ 1,0202\)

c) Vì \( \frac{\pi }{2} < α < π\) nên \(\sinα > 0, \cosα < 0, \tanα < 0, \cotα < 0 \)

  • \(\cosα = -\sqrt{\frac{1}{1+tan^{2}\alpha }}=-\sqrt{\frac{1}{1+(\frac{15}{7})^{2}}}=-\frac{7}{274}≈ -0,4229\)
  • \(\sinα =  \sqrt{\frac{1}{1+cot^{2}\alpha }}=\sqrt{\frac{1}{1+(\frac{7}{15})^{2}}}=\frac{15}{\sqrt{274}}≈0,9062\)
  • \(\cotα = – \frac{7}{15}\)

d) Vì \( \frac{3\pi}{2} < α < 2π\) nên \(\sinα < 0, \cosα > 0, \tanα < 0, \cotα < 0\)

  • \(\tanα =  \frac{1}{\cot\alpha }=-\frac{1}{3}\)
  • \(\sinα =  -\sqrt{\frac{1}{1+cot^{2}\alpha }}=-\sqrt{\frac{1}{10}}≈-0,3162\)
  • \(\cosα =  \sqrt{\frac{1}{1+tan^{2}\alpha }}=\sqrt{\frac{1}{1+(\frac{1}{3}^{2})}}=\frac{3}{\sqrt{10}}≈0,9487\)

==============

Câu 5: trang 148 sgk Đại số 10

Tính \(α\), biết:

a) \(\cosα = 1\) b) \(\cosα = -1\)
c) \(\cosα = 0\) d) \(\sinα = 1\)
e) \(\sinα = -1\) f) \(\sinα = 0\)

Hướng dẫn giải:

a) \(α = k2π, k \in \mathbb Z\)

b) \(α = (2k + 1)π, k \mathbb Z\)

c) \(α =  \frac{\pi}{2}+ kπ, k \in\mathbb Z\)

d) \(α =  \frac{\pi }{2} + k2π, k\in \mathbb Z\)

e) \(α =  \frac{3\pi }{2}+ k2π, k \in\mathbb Z\)

f) \(α = kπ, k \in\mathbb Z\)

Cùng bài học:
  1. Bài 2: Giá trị lượng giác của một cung

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Bài viết mới

  • Tập hợp các điểm trong mặt phẳng biểu diễn cho số phức z thỏa mãn điều kiện :\(\left| {z – i} \right| = 1\) là : 17/01/2021
  • Tìm phần ảo của số phức z , biết \(\overline z = {(\sqrt 2 + i)^2}.(1 – \sqrt 2 i)\) 17/01/2021
  • Tìm phần thực và phần ảo của số phức z thỏa \(\left| z \right| = \sqrt 2 \) và  \(z^2\) là số thuần ảo  17/01/2021
  • Cho hai số phức \({z_1} = 1 + 2i;{z_2} = 2 – 3i\) . Xác định phần ảo của số phức \({z_1} – 2{z_2}\)  17/01/2021
  • Trong các khẳng  định sau , khẳng định nào không đúng : 17/01/2021




Học giải © 2017 - 2021 - THÔNG TIN: Giới thiệu - Liên hệ - Bản quyền - Sitemap - Quy định.
Học Trắc nghiệm - Môn Toán - Sách toán - eBook Toán - Giai bai Tap hay - Học Z - Lớp 12.