• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Học giải bài tập

Học giải bài tập

Học giải bài tập và để học tốt Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tiếng Anh, Sử, Địa, GDCD, Soạn văn, Soạn bài, văn hay từ lớp 1 đến lớp 12

  • Môn Toán
  • Môn Lý
  • Môn Hóa
  • Môn Sinh
  • Môn Anh
  • Môn Văn
  • Môn Sử
  • Môn Địa
  • Môn khác
    • Môn GDCD
    • Môn Tin
    • Môn Công nghệ
    • Môn Khoa học

Gợi ý bài tập SGK Bài 25 Sinh học 9

Chuyên mục: Sinh Học lớp 9 * Ba Nhan * 21/11/2017 0 Bình luận Thẻ: Bai 25 sinh 9

Bài tập 1 trang 73 SGK Sinh học 9

Thường biến là gì? Phân biệt thường biến với đột biến.

Gợi ý trả lời bài 1

Thường biến là những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.

  • Phân biệt thường biến và đột biến

Thường biến

– Là những biến đổi kiểu hình không biến đổi trong vật chất di truyền.

– Diễn ra đồng loạt, có định hướng.

– Không di truyền được.

– Có lợi.

Đột biến

– Biến đổi ADN, NST trong vật chất di truyền.

– Biến đổi riêng rẽ, từng cá thể, gián đoạn, vô hướng.

– Di truyền được.

– Đa số có hại, có khi có lợi.

————————————————

Bài tập 2 trang 73 SGK Sinh học 9

Mức phản ứng là gì? Cho ví dụ trên cây trồng?

Gợi ý trả lời bài 2

Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen (hoặc chỉ một gen hay nhóm gen) trước môi trường khác nhau.

Ví dụ: Giống lúa DR2 được tạo ra từ dòng tế bào (2n) biến đổi, có thể đạt năng suất tối đa gần 8 tấn/ha/vụ trong điều kiện gieo trồng tốt nhất, chỉ đạt 4,5-5 tấn/ha/vụ trong điều kiện bình thường.

—————————————————-

Bài tập 3 trang 73 SGK Sinh học 9

Người ta vận dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng về mức phản ứng để nâng cao năng suất cây trồng như thế nào?

Gợi ý trả lời bài 3

Vận dụng những hiểu biết do ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng về mức phản ứng để nâng cao năng suất cây trồng.

– Tạo điều kiện thuận lợi nhất để đạt kiểu hình tối đa.

– Hạn chế những ảnh hưởng xấu làm giảm năng suất.

– Áp dụng kĩ thuật trồng trọt thích hợp.

– Thay đổi giống cũ bằng giống mới có tiềm năng năng suất cao hơn.

Cùng bài học:
  1. Bài 25: Thường biến

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Bài viết mới

  • Tập hợp các điểm trong mặt phẳng biểu diễn cho số phức z thỏa mãn điều kiện :\(\left| {z – i} \right| = 1\) là : 17/01/2021
  • Tìm phần ảo của số phức z , biết \(\overline z = {(\sqrt 2 + i)^2}.(1 – \sqrt 2 i)\) 17/01/2021
  • Tìm phần thực và phần ảo của số phức z thỏa \(\left| z \right| = \sqrt 2 \) và  \(z^2\) là số thuần ảo  17/01/2021
  • Cho hai số phức \({z_1} = 1 + 2i;{z_2} = 2 – 3i\) . Xác định phần ảo của số phức \({z_1} – 2{z_2}\)  17/01/2021
  • Trong các khẳng  định sau , khẳng định nào không đúng : 17/01/2021




Học giải © 2017 - 2021 - THÔNG TIN: Giới thiệu - Liên hệ - Bản quyền - Sitemap - Quy định.
Học Trắc nghiệm - Môn Toán - Sách toán - eBook Toán - Giai bai Tap hay - Học Z - Lớp 12.