• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Học giải bài tập

Học giải bài tập

Học giải bài tập và để học tốt Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tiếng Anh, Sử, Địa, GDCD, Soạn văn, Soạn bài, văn hay từ lớp 1 đến lớp 12

  • Môn Toán
  • Môn Lý
  • Môn Hóa
  • Môn Sinh
  • Môn Anh
  • Môn Văn
  • Môn Sử
  • Môn Địa
  • Môn khác
    • Môn GDCD
    • Môn Tin
    • Môn Công nghệ
    • Môn Khoa học

Bài 8. Tốc độ chuyển động

Chuyên mục: Khoa học tự nhiên 7 [Chân trời] * admin * 20/05/2022 0 Bình luận Thẻ: Giải bài tập KHOA HOC TU NHIEN lớp 7 - CHAN TROI

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Câu hỏi tr 52
  • Câu hỏi tr 53
  • Câu hỏi tr 54

Câu hỏi tr 52

Mở đầu: Có những cách nào để xác định được học sinh chạy nhanh nhất, chậm nhất trong một cuộc thi chạy

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế

Lời giải chi tiết:

Cách để xác định được học sinh chạy nhanh, chậm nhất trong một cuộc thi chạy: đo tốc độ của học sinh.

Câu hỏi thảo luận

1. So sánh thời gian hoàn thành cuộc thi của từng học sinh, hãy ghi kết quả xếp hạng theo mẫu Bảng 8.1.

Lời giải chi tiết:

Thứ tự xếp hạng của các học sinh được sắp xếp dựa trên thời gian hoàn thành, thứ tự xếp hạng

Học sinh

Thời gian chạy (s)

Thứ tự xếp hạng

A

10

2

B

9,5

1

C

11

3

D

11,5

4

2. Có thể tính quãng đường chạy được trong 1 s của mỗi học sinh bằng cách nào? Thứ tự xếp hạng liên hệ thế nào với quãng đường chạy được trong 1 s của mỗi học sinh?

Lời giải chi tiết:

Quãng đường chạy trong 1 s được tính theo công thức \(\frac{s}{t} = \frac{{60}}{t}\)

Học sinh

Thời gian chạy (s)

Thứ tự xếp hạng

Quãng đường chạy trong 1 s (m)

A

10

2

6

B

9,5

1

6,32

C

11

3

5,45

D

11,5

4

5,22

 Trong 1 s, quãng đường của học sinh nào chạy được nhiều nhất thì thứ hạng của bạn đó cao nhất và ngược lại.

Câu hỏi tr 53

Luyện tập:Hoàn thành các câu sau:

a) Trên cùng một quãng đường, nếu thời gian chuyển động (1) … hơn thì chuyển động đó nhanh hơn.

b) Trong cùng một khoảng thời gian, nếu quãng đường chuyển động (2)… hơn chuyển động đó nhanh hơn.

c) Chuyển động nào có quãng đường đi được trong mỗi giây (3)… hơn thì chuyển động đó nhanh hơn

Lời giải chi tiết:

a) Trên cùng một quãng đường, nếu thời gian chuyển động ít hơn thì chuyển động đó nhanh hơn.

b) Trong cùng một khoảng thời gian, nếu quãng đường chuyển động lớn hơn thì chuyển động đó nhanh hơn.

c) Chuyển động nào có quãng đường đi được trong mỗi giây lớn hơn thì chuyển động đó nhanh hơn.

3. Trình bày cách tính tốc độ của người đi xe đạp trong Hình 8.1

Phương pháp giải:

Biểu thức tính tốc độ: \(v = \frac{s}{t}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có quãng đường AB = 30 m, thời gian chuyển động t = 10 s

=> Tốc độ chuyển động của người đi xe đạp là: \(v = \frac{s}{t} = \frac{{30}}{{10}} = 3(m/s)\)

Câu hỏi tr 54

Luyện tập: Đổi tốc độ của các phương tiện giao thông trong Bảng 8.2 ra đơn vị m/s.

Phương pháp giải:

1 m/s = 3,6 km/h

Lời giải chi tiết:

Phương tiện giao thông

Tốc độ (km/h)

Tốc độ (m/s)

Xe đạp

10,8

3

Ca nô

36

10

Tàu hỏa

60

16,67

Ô tô

72

20

Máy bay

720

200

Vận dụng: Vì sao ngoài đơn vị m/s, trong thực tế người ta còn dùng các đơn vị tốc độ khác? Nêu ví dụ minh họa.

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế

Lời giải chi tiết:

Ngoài đơn vị m/s, người ta còn sử dụng một số đơn vị khác như:

+ km/h: Đơn vị này thường được sử dụng để đo tốc độ của các phương tiện tham gia giao thông đường dài, ví dụ như xe máy đi từ Hà Nội lên Hải Phòng với tốc độ 60 km/h

+ Dặm/h: Đơn vị này thường xuất hiện trên tốc kế

Bài tập

1. Nêu ý nghĩa của tốc độ

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức trong SGK mục 1 trang 52

Lời giải chi tiết:

Ý nghĩa của tốc độ: Tốc độ là đại lượng cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.

2. Một ca nô chuyển động trên sông với tốc độ không đổi 10 km/h. Tính thời gian để ca nô đi được quãng đường 5 km.

Phương pháp giải:

Biểu thức tính tốc độ: \(v = \frac{s}{t}\)

Trong đó:

+ v: tốc độ của vật (km/h)

+ s: quãng đường vật đi được (km)

+ t: thời gian vật chuyển động (h)

Lời giải chi tiết:

Ta có v = 10 km/h; s = 5 km.

Thời gian để ca nô đii được quãng đường 5 km là: \(v = \frac{s}{t} \Rightarrow t = \frac{s}{v} = \frac{5}{{10}} = 0,5(h)\)

Bài liên quan:

  1. Bài 25. Hô hấp tế bào
  2. Bài 24. Thực hành: Chứng minh quang hợp ở cây xanh
  3. Bài 23. Quang hợp ở thực vật
  4. Bài 22. Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
  5. Bài 14. Phản xạ âm
  6. Bài 13. Độ to và độ cao của âm
  7. Bài 12. Mô tả sóng âm
  8. Bài 11. Tốc độ và an toàn giao thông
  9. Bài 10. Đo tốc độ
  10. Bài 9. Đồ thị quãng đường – thời gian
  11. Bài 7. Hóa trị và công thức hóa học
  12. Bài 6. Giới thiệu về liên kết hóa học
  13. Bài 5. Phân tử – Đơn chất – Hợp chất
  14. Bài 4. Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
  15. Bài 3. Nguyên tố hóa học
  16. Bài 2. Nguyên tử
  17. Bài 1. Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính




Bài viết mới

  • Giải bài 9.22 trang 89 SGK Toán 10 Kết nối tri thức tập 2 07/08/2022
  • Giải bài 9.21 trang 89 SGK Toán 10 Kết nối tri thức tập 2 07/08/2022
  • Giải bài 9.20 trang 89 SGK Toán 10 Kết nối tri thức tập 2 07/08/2022
  • Giải bài 9.19 trang 88 SGK Toán 10 Kết nối tri thức tập 2 07/08/2022
  • Giải bài 9.18 trang 88 SGK Toán 10 Kết nối tri thức tập 2 07/08/2022
  • Giải bài 9.17 trang 88 SGK Toán 10 Kết nối tri thức tập 2 07/08/2022
  • Giải bài 9.12 trang 87 SGK Toán 10 Kết nối tri thức tập 2 06/08/2022

Học giải © 2017 - 2022 - THÔNG TIN: Giới thiệu - Liên hệ - Bản quyền - Sitemap - Quy định.
Học Trắc nghiệm - Môn Toán - Sách toán - Hoc VN - Giai bai Tap hay - Học Z - Lớp 12.