• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Học giải bài tập

Học giải bài tập

Học giải bài tập và để học tốt Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tiếng Anh, Sử, Địa, GDCD, Soạn văn, Soạn bài, văn hay từ lớp 1 đến lớp 12

  • Môn Toán
  • Môn Lý
  • Môn Hóa
  • Môn Sinh
  • Môn Anh
  • Môn Văn
  • Môn Sử
  • Môn Địa
  • Môn khác
    • Môn GDCD
    • Môn Tin
    • Môn Công nghệ
    • Môn Khoa học

Bài 1. Nguyên tử

Chuyên mục: Khoa học tự nhiên 7 [Cánh Diều] * admin * 17/05/2022 0 Bình luận Thẻ: Giải bài tập KHOA HOC TU NHIEN lớp 7 - CANH DIEU

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Câu hỏi tr 10
  • Câu hỏi tr 11
  • Câu hỏi tr 12
  • Câu hỏi tr 13
  • Câu hỏi tr 14

Câu hỏi tr 10

Mở đầu: Khoảng năm 440 trước Công Nguyên, nhà triết học Hy Lạp, Đê – mô – crit (Democritos) cho rằng: nếu chia nhỏ nhiều lần một đồng tiền vàng cho đến khi “không thể phân chia được nữa”, thì sẽ đuộc một hạt gọi là nguyên tử. (“Nguyên tử” trong tiếng Hy Lạp là atomos, nghiac là “không chia nhỏ hơn được nữa”). Vậy nguyên tử có phải hạt nhỏ nhất không?

 

Lời giải chi tiết:

Nguyên tử không phải là hạt nhỏ nhất. Trong nguyên tử còn có các hạt: electron, proton, neutron

Câu hỏi

1. Hãy cho biết nguyên tử là gì

2. Kể tên hai chất có chứa nguyên tử oxygen

Phương pháp giải:

1. Nguyên tử là những hạt cực kì nhỏ, không mang điện

2. Khí oxygen, đường ăn

Lời giải chi tiết:

1. Nguyên tử là những hạt cực kì nhỏ bé, không mang điện

Ví dụ: Đồng tiền vàng được cấu tạo từ nguyên tử vàng

          Kim cương, than chì đều được cấu tạo từ nguyên tử carbon

          Nước được tạo nên từ các nguyên tử hydrogen và oxygen

2. Hai chất có chứa nguyên tử oxygen là:

   + Khí oxygen được cấu tạo từ nguyên tử oxygen

   + Đường ăn được tạo nên từ các nguyên tử carbon, hydrogen và oxygen

Câu hỏi tr 11

Câu hỏi: Trong các hạt cấu tạo nên nguyên tử:

a) Hạt nào mang điện tích âm?

b) Hạt nào mang điện tích dương?

c) Hạt nào không mang điện

Phương pháp giải:

Nguyên tử gồm hạt nhân nguyên tử và vỏ nguyên tử

– Vỏ nguyên tử: 1 hay nhiều electron mang điện tích âm

– Hạt nhân nguyên tử:

   + Proton mang điện tích dương

   + Neutron không mang điện

Lời giải chi tiết:

Trong các hạt cấu tạo nên nguyên tử:

a) Hạt electron (e) mang điện tích âm

b) Hạt proton (p) mang điện tích dương

c) Hạt neutron (n) không mang điện

Luyện tập: Hoàn thành thông tin trong bảng sau:

Nguyên tử

Số proton

Số neutron

Số electron

Điện tích hạt nhân

Hydrogen

1

0

?

?

Carbon

?

6

6

?

Nhôm

13

14

?

?

Phương pháp giải:

– Điện tích hạt nhân = tổng điện tích của các proton (mang điện tích dương)

– Trong nguyên tử, số electron = số proton

Lời giải chi tiết:

– Hydrogen có số proton = 1 => Số electron = 1 và điện tích hạt nhân = +1

– Carbon có số electron = 6 => Số proton = 6 => Điện tích hạt nhân = +6

– Nhôm có số proton = 13 => Số electron = 13 và điện tích hạt nhân = +13

Hoàn thành bảng

Nguyên tử

Số proton

Số neutron

Số electron

Điện tích hạt nhân

Hydrogen

1

0

1

+1

Carbon

6

6

6

+6

Nhôm

13

14

13

+13

Luyện tập : Quan sát hình 1.3 và hoàn thành thông tin chú thích các thành phần trong cấu tạo nguyên tử lithium

Phương pháp giải:

Quan sát hình 1.2 để hoàn thành hình 1.3

Lời giải chi tiết:

(1): Electron

(2): Hạt nhân

(3): Neutron

(4): Proton

Câu hỏi tr 12

Luyện tập: Nhôm (aluminium) là kim loại có nhiều ứng dụng trong thực tiễn, được dùng làm dây dẫn điện, chế tạo các thiết bị, máy móc trong công nghiệp và nhiều đồ dùng sinh hoạt. Cho biết tổng số hạt trong hạt nhân nguyên tử nhôm là 27, số đơn vị điện tích hạt nhân là 13. Tính số hạt mỗi loại trong nguyên tử nhôm và cho biết điện tích hạt nhân của nhôm

Phương pháp giải:

– Hạt nhân gồm có prton và neutron

– Số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton

– Trong nguyên tử, số electron = số proton

Lời giải chi tiết:

– Vì hạt nhân gồm có proton và neutron

=> Tổng số hạt trong hạt nhân = số proton + số neutron

=> 27 = số proton + số neutron

– Mà số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = 13 = số electron

=> Số neutron = 27 – 13 = 14

Vậy trong nguyên tử nhôm có: 13 hạt electron, 13 hạt proton, 14 hạt neutron

Tìm hiểu thêm: Điện tích của nguyên tử helium bằng bao nhiêu?

 

Tổng điện tích trong nguyên tử helium bằng 0. Ta nói nguyên tử không mang điện hay trung hòa về điện

Cho biết nguyên tử lưu huỳnh (sulfur) có 16 electron. Hỏi nguyên tử lưu huỳnh có bao nhiêu proton? Hãy chứng minh nguyên tử lưu huỳnh trung hòa về điện

Phương pháp giải:

– Trong nguyên tử, số electron = số proton

– Chứng minh tổng điện tích trong nguyên tử lưu huỳnh bằng 0

Lời giải chi tiết:

– Vì trong nguyên tử, số electron = số proton

=> Số proton trong nguyên tử lưu huỳnh = 16

– Xét nguyên tử lưu huỳnh, ta có:

   + 16 proton, mỗi proton có điện tích +1 => Tổng số điện tích: +12

   + Neutron không mang điện => Tổng số điện tích: 0

   + 16 eletron, mỗi electronn có điện tích -1 => Tổng số điện tích: -12

=> Tổng điện tích của nguyên tử lưu huỳnh = (+12) + 0 + (-12) = 0

=> Nguyên tử lưu huỳnh trung hòa về điện

Câu hỏi: Quan sát hình 1.4, hãy cho biết nguyên tử natri có bao nhiêu lớp electron. Mỗi lớp có bao nhiêu electron?

Phương pháp giải:

– Quan sát hình 1.4 và trả lời câu hỏi

   + Mỗi vòng tròn là 1 lớp electron

   + Mỗi chấm xanh là 1 electron

Lời giải chi tiết:

– Trong hình 1.4 có

   + 3 vòng tròn => Natri có 3 lớp electron

   + 11 chấm xanh => Natri có 11 electron

Câu hỏi tr 13

Luyện tập: Nguyên tử nito và silicon có số electron lần lượt là 7 e và 14 e. Hãy cho biết nguyên tử nito và silicon có bao nhiêu lớp electron và có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng

Phương pháp giải:

– Các electron được xếp lần lượt vào các lớp theo chiều từ gần hạt nhân ra ngoài

– Lớp thứ nhất có tối đa 2 electron

– Lớp thứ 2 có tối đa 8 electon

…

Lời giải chi tiết:

– Xét nguyên tử nito có 7 electron: được phân bố thành 2 lớp electron, lớp thứ nhất có 2 electron, lớp thứ 2 có 5 electron

=> Ta nói nguyên tử nito có 5 electron ở lớp ngoài cùng

– Xét nguyên tử silicon có 14 electron được phân bố thành 3 lớp electron, lớp thứ nhất có 2 electron, lớp thứ 2 có 8 electron, lớp thứ 3 có 4 electron

=> Ta nói nguyên tử silicon có 4 electron ở lớp ngoài cùng

Luyện tập: Quan sát hình ảnh mô tả cấu tạo nguyên tử carbon và nhôm (hình 1.5), hãy cho biết mỗi nguyên tử đó có bao nhiêu lớp electron và số electron trên mỗi lớp electron đó.

Phương pháp giải:

– Quan sát hình 1.5 và trả lời câu hỏi

   + Mỗi vòng tròn là 1 lớp electron

   + Mỗi chấm xanh là 1 electron

Lời giải chi tiết:

– Xét hình 1.5a (nguyên tử carbon) ta có:

   + Có 2 vòng tròn => Nguyên tử carbon có 2 lớp electron

   + Vòng tròn thứ nhất có 2 chấm xanh => Lớp thứ nhất có 2 electron

   + Vòng tròn thứ 2 có 4 chấm xanh => Lớp thứ 2 có 4 electron

– Xét hình 1.5b (nguyên tử nhôm) ta có:

   + Có 3 vòng tròn => Nguyên tử nhôm có 3 lớp electron

   + Vòng tròn thứ nhất có 2 chấm xanh => Lớp thứ nhất có 2 electron

   + Vòng tròn thứ 2 có 8 chấm xanh => Lớp thứ 2 có 8 electron

   + Vòng tròn thứ 3 có 3 chấm xanh => Lớp thứ 3 có 3 electron

Câu hỏi:

1. Trong ba loại hạt tạo nên nguyên tử, hạt nào có khối lượng nhỏ nhất?

2. Khối lượng của nguyên tử được tính bằng đơn vị nào?

Phương pháp giải:

1.

– Proton và neutron đều có khối lượng xấp xỉ bằng 1 amu

– Electron có khối lượng là 0,00055 amu

2. amu

Lời giải chi tiết:

1.

– Proton và neutron đều có khối lượng xấp xỉ bằng 1 amu

– Electron có khối lượng là 0,00055 amu

=> Hạt electron có khối lượng nhỏ nhất

2. Khối lượng của nguyên tử được tính bằng đơn vị amu

Luyện tập: Quan sát hình 1.5, hãy cho biết:

 

a) Số proton, neutron, electron trong mỗi nguyên tử carbon và nhôm

b) Khối lượng nguyên tử của carbon và nhôm

Phương pháp giải:

a) Trong nguyên tử số electron = số proton

b) Có thể coi khối lượng nguyên tử = khối lượng hạt nhân

– Mà hạt nhân gồm: proton và neutron đều có khối lượng xấp xỉ bằng 1amu.

Lời giải chi tiết:

a)

– Xét hình 1.5a (nguyên tử carbon) ta có:

   + 6p => Nguyên tử carbon có 6 proton và 6 electron

   + 6n => Nguyên tử carbon có 6 neutron

– Xét hình 1.5b (nguyên tử nhôm) ta có:

   + 13p => Nguyên tử carbon có 13 proton và 13 electron

   + 14n => Nguyên tử carbon có 14 neutron

b)

– Khối lượng nguyên tử có thể coi = khối lượng hạt nhân

– Hạt nhân gồm: proton và neutron

=> Khối lượng nguyên tử = số proton.1 + số neutron.1

– Xét hình 1.5a (nguyên tử carbon) có 6 proton và 6 neutron

=> Khối lượng nguyên tử carbon = 6.1 + 6.1 = 12 amu

– Xét hình 1.5b (nguyên tử nhôm) có 13 proton và 14 neutron

=> Khối lượng nguyên tử nhôm = 13.1 + 14.1 = 27 amu

Câu hỏi tr 14

Luyện tập: Hoàn thành thông tin còn thiếu theo bảng sau:

Hạt trong nguyên tử

Khối lượng (amu)

Điện tích

Vị trí trong nguyên tử

Proton

?

+1

?

Neutron

?

?

Hạt nhân

Electron

0,00055

?

?

Phương pháp giải:

Nguyên tử bao gồm hạt nhân nguyên tử và vỏ nguyên tử

– Vỏ nguyên tử: tạo bởi electron mang điện tích âm, khối lượng = 0,00055 amu

– Hạt nhân nguyên tử:

   + Proton mang điện tích dương, khối lượng xấp xỉ bằng 1 amu

   + Neutron không mang điện, khối lượng xấp xỉ bằng 1 amu

Lời giải chi tiết:

Hạt trong nguyên tử

Khối lượng (amu)

Điện tích

Vị trí trong nguyên tử

Proton

1

+1

Hạt nhân

Neutron

1

0

Hạt nhân

Electron

0,00055

-1

Vỏ

Vận dụng: Ruột của bút chì thường được làm từ than chì và đất sét. Than chì được cấu tọa từ các nguyên tử carbon

a) Hãy ghi chú thích tên các hạt tương ứng trong hình vẽ mô tả cấu tạo nguyên tử carbon

b) Em hãy tìm hiểu ý nghĩa của các kí hiệu HB, 2B và 6B được ghi trên một số loại bút chì.

Phương pháp giải:

a)

Tham khảo hình 1.2

b)

Tham khảo tài liệu trong sách, báo, internet…

Lời giải chi tiết:

a) Trong hình vẽ mô tả cấu tạo nguyên tử carbon:

– Quả cầu màu đỏ: Proton

– Quả cầu màu xanh lá cây: Neutron

– Quả cầu màu xanh da trời: Electron

b) “B” là loại bút chì mềm, “H” là loại bút chì rắn

 

Bài liên quan:

  1. Bài 21. Hô hấp tế bào
  2. Bài 20. Thực hành về quang hợp ở cây xanh
  3. Bài 19. Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp
  4. Bài 18. Quang hợp ở thực vật
  5. Bài 17. Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
  6. Bài tập (Chủ đề 5)
  7. Bài 11. Phản xạ âm
  8. Bài 10. Biên độ, tần số, độ cao và độ to của âm
  9. Bài 9. Sự truyền âm
  10. Bài tập (Chủ đề 4)
  11. Bài 8. Đồ thị quãng đường – thời gian
  12. Bài 7. Tốc độ của chuyển động
  13. Bài tập (Chủ đề 3)
  14. Bài 6. Hóa trị, công thức hóa học
  15. Bài 5. Giới thiệu về liên kết hóa học
  16. Bài 4. Phân tử, đơn chất, hợp chất
  17. Bài tập (Chủ đề 1, 2)
  18. Bài 3. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
  19. Bài 2. Nguyên tố hóa học
  20. Bài mở đầu. Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn khoa học tự nhiê

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính




Bài viết mới

  • Giải Sinh 10 bài ôn tập phần 3 trang 143, 144 Cánh diều 02/07/2022
  • Giải Sinh 10 bài 22 trang 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142 Cánh diều 02/07/2022
  • Giải Sinh 10 bài 21 trang 131, 132, 133 Cánh diều 02/07/2022
  • Giải Sinh 10 bài 20 trang 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129 Cánh diều 02/07/2022
  • Giải Sinh 10 bài 19 trang 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122 Cánh diều 02/07/2022
  • Giải Sinh 10 bài 18 trang 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115 Cánh diều 02/07/2022
  • Giải sinh 10 bài 17 trang 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108 Cánh diều 02/07/2022

Học giải © 2017 - 2022 - THÔNG TIN: Giới thiệu - Liên hệ - Bản quyền - Sitemap - Quy định.
Học Trắc nghiệm - Môn Toán - Sách toán - Hoc VN - Giai bai Tap hay - Học Z - Lớp 12.