• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Học giải bài tập

Học giải bài tập

Học giải bài tập và để học tốt Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tiếng Anh, Sử, Địa, GDCD, Soạn văn, Soạn bài, văn hay từ lớp 1 đến lớp 12

  • Môn Toán
  • Môn Lý
  • Môn Hóa
  • Môn Sinh
  • Môn Anh
  • Môn Văn
  • Môn Sử
  • Môn Địa
  • Môn khác
    • Môn GDCD
    • Môn Tin
    • Môn Công nghệ
    • Môn Khoa học

Toán 5 Chương 5 Bài: Ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng

Chuyên mục: Học toán lớp 5 * admin * 17/02/2021 Thẻ: Toán lớp 5 Chương 5

a) 1m = 10dm nên 2m = 10dm x 2 = 20dm. Vậy 2m = 20dm

– Thực hiện các phép tính như tính các số tự nhiên.

– Khi thực hiện phép tính có kèm theo các đơn vị đo khác nhau, trước hết ta phải đổi về cùng 1 đơn vị đo sau đó thực hiện tính bình thường.

a) Ta thấy hai số đo đều có đơn vị đo là cm và 5 + 9 = 14 nên 5cm + 9cm = 14cm

b) Ta thấy hai số đo đều có đơn vị đo là dm và 23 + 42 = 65 nên 23dm + 42dm = 65dm

1.2. Ôn tập về đo khối lượng

a) Bảng đơn vị đo độ dài

Trong bảng đơn vị đo khối lượng, hai đơn vị đo liền nhau hơn (kém) nhau 10 lần, tức là:

– Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé

– Đơn vị bé bằng \(\frac{1}{{10}}\) đơn vị lớn

b) Dạng bài tập về đơn vị đo khối lượng

Dạng 1: Đổi các đơn vị đo khối lượng

Áp dụng nhận xét, trong bảng đơn vị đo khối lượng, hai đơn vị đo liền nhau hơn (kém) nhau 10 lần.

Ví dụ: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

a) 2 tạ = …yến

b) 9 tạ = …kg

Hướng dẫn giải

a) Vì 1 tạ = 10 yến nên 2 tạ = 10 yến x 2 = 20 yến. Vậy 2 tạ = 20 yến

b) Vì 1 tạ = 100kg nên 9 tạ = 100kg x 9 = 900kg. Vậy 9 tạ = 900kg

Dạng 2: Các phép tính với đơn vị đo khối lượng

– Thực hiện các phép tính như tính các số tự nhiên.

– Khi thực hiện phép tính có kèm theo các đơn vị đo khác nhau, trước hết ta phải đổi về cùng 1 đơn vị đo sau đó thực hiện tính bình thường.

Ví dụ: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

a) 16kg + 33kg = …kg

b) 102g – 75g = …g

Hướng dẫn giải

a) 16kg + 33kg = 49kg

b) 102g – 75g = 27g

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

a) 7m15cm = …cm

b) 1234m = …km…m

c) 3tấn + 8 yến = …yến

d) 41kg – 18hg = …hg

Hướng dẫn giải

a) 7m = 700cm nên 7m 15cm = 700cm + 15cm = 715cm. Vậy 7m15cm = 715cm

b) Ta có: 1234m = 1000m + 234m = 1km + 234m = 1km 234m. Vậy 1234m = 1km 234m

c) 3 tấn + 8 yến = 300 yến +8 yến = 308 yến. Vậy 3 tấn + 8 yến = 308 yến

d) 41kg – 18hg = 410hg – 18hg = 392hg. Vậy 41kg – 18hg = 392hg

Câu 2: Điền dấu thích hợp ( < , > , = ) vào chỗ chấm:

a) 8m…13m

b)15cm…11cm

c) 5 tấn 50kg…5500kg

d) 2 tạ 63kg …2 tạ 7 yến

Hướng dẫn giải

a) Ta thấy hai số đo đều có đơn vị đo là m. Mà 8 < 13. Vậy 8m < 13m

b) Ta thấy hai số đo đều có đơn vị đo là cm. Mà 15 > 11. Vậy 15cm > 11cm

c) Ta có 5 tấn 50kg = 5 tấn + 50kg = 5000kg + 50kg = 5050kg.

Mà 5050kg < 5500kg. Vậy 5 tấn 50kg< 5500kg

d) Ta có 2 tạ 63kg = 2 tạ + 63kg = 200kg + 63kg = 263kg

2 tạ 7 yến = 2 tạ + 7 yến = 200kg + 70kg = 270kg

Mà 263kg < 270kg. Vậy 2 tạ 63kg < 2 tạ 7 yến

Câu 3: Mảnh vải thứ nhất dài 1m4cm, mảnh vải thứ hai dài gấp 5 lần mảnh vải thứ nhất. Hỏi mảnh vải thứ hai dài bao nhiêu đề-xi-mét?

Hướng dẫn giải

Đổi 1m 4cm = 104cm

Độ dài mảnh vài thứ hai là:

104 x 5 = 520 (cm)

Đổi 520cm = 52dm

Đáp số: 52dm

Câu 4: Một cửa hàng buổi sáng bán được 6 yến gạo. Buổi chiều bán được ít hơn buổi sáng 5kg gạo. Hỏi cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu ki-lô-gam gạo?

Hướng dẫn giải

Đổi 6 yến = 60kg gạo

Buổi chiều cửa hàng bán được số ki-lô-gam gạo là:

60 – 5 = 55(kg)

Cả hai buổi cửa hàng bán được số ki-lô-gam gạo là:

60 + 55 = 115(kg)

Đáp số: 115kg

3. Kết luận

Qua bài học này, các em cần nắm được những nội dung sau:

  • Bảng đơn vị đo độ dài và đo khối lượng.
  • Hệ thống lại kiến thức và vận dụng vào giải bài tâp.
Cùng bài học:

Sidebar chính

Bài viết mới

  • Trong không gian với hệ trục tọa độ Oxyz, cho hai đường thẳng \({d_1},{d_2}\) có phương trình lần lượt là  \(\frac{x}{2} = \frac{{y – 1}}{{ – 1}} = \frac{{z + 2}}{1},\left\{ \begin{array}{l} x = – 1 + 2t\\ y = 1 + t\\ z = 3 \end{array} \right.(t \in\mathbb{R} ).\) Viết phương trình đường thẳng vuông góc với \((P) = 7x + y – 4z = 0\) và cắt cả hai đường thẳng \({d_1},{d_2}\). 04/03/2021
  • Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz cho đường thẳng \(d:\frac{{x – 1}}{2} = \frac{y}{1} = \frac{{z + 1}}{3}\) và \(\left( P \right):2x + y – z = 0.\) Viết phương trình mặt phẳng (Q) chứa đường thẳng d và vuông góc mặt phẳng (P). 04/03/2021
  • Trong không gian với hệ trục tọa độ Oxyz, viết phương trình của mặt cầu đi qua ba điểm \(A(2;0;1),B(1;0;0),C(1;1;1)\) và có tâm thuộc mặt phẳng \((P):x + y + z – 2 = 0.\)   04/03/2021
  • Trong không gian với hệ Oxyz, cho hai điểm A(1;2;3) và B(3;2;1). Viết phương trình mặt phẳng trung trực của đoạn thẳng AB. 04/03/2021
  • Trong không gian với hệ trục tọa độ Oxyz, cho đường thẳng \(d:\left\{ \begin{array}{l} x = 1\\ y = 2 + 3t\,\,\,\,(t \in\mathbb{R} )\\ z = 5 – t \end{array} \right.\). Vectơ nào dưới đây là vectơ chỉ phương của d? 04/03/2021




Học giải © 2017 - 2021 - THÔNG TIN: Giới thiệu - Liên hệ - Bản quyền - Sitemap - Quy định.
Học Trắc nghiệm - Môn Toán - Sách toán - eBook Toán - Giai bai Tap hay - Học Z - Lớp 12.