• Bỏ qua primary navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
Học giải bài tập

Học giải bài tập

Học giải bài tập và để học tốt Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tiếng Anh, Sử, Địa, GDCD, Soạn văn, Soạn bài, văn hay từ lớp 1 đến lớp 12

  • Môn Toán
  • Môn Lý
  • Môn Hóa
  • Môn Sinh
  • Môn Anh
  • Môn Văn
  • Môn Sử
  • Môn Địa
  • Môn khác
    • Môn GDCD
    • Môn Tin
    • Môn Công nghệ
    • Môn Khoa học

Đề kiểm tra Chương 3 – SBT Hình học 10

Chuyên mục: Giải SBT toán 10 * Học Giải * 14/04/2018 0 Bình luận Thẻ: Giai sbt chuong 3 hinh hoc 10

Đề kiểm tra – Giải đề 1, 2, 3 trang 165 Sách bài tập (SBT) Toán Hình 10.

Đề 1

Câu 1. (8 điểm)  

Trong mặt phẳng Oxy, cho tam giác ABC có ba đỉnh A(1;-1), B(2;-3), C(3;3).

a) Tìm số đo của góc A của tam giá ABC;

b) Viết phương trình các cạnh AB, AC ;

c) Viết phương trình đường phân giác trong góc A của tam giác ABC.

Bài giải

a) \(\cos A =  – {3 \over 5} \Rightarrow \widehat A \approx {126^ \circ }{52′}.\)

b) \(AB:2x + y – 1 = 0,\,AC:2x – y – 3 = 0.\)

c) Phân giác trong AD có phương trình : y + 1 = 0

Câu 2. (2 điểm)   

Trong mặt phẳng Oxy, cho hình vuông ABCD có tâm I(2;0), cạnh AB: 2x + y + 1 = 0 và A có hoành độ âm.

a) Lập phương trình cạnh AD của hình vuông ;

b) Lập phương trình đường chéo BD của hình vuông.

HD giải

a) \(AD \bot AB \Rightarrow \) phương trình AD có dạng x – 2y + c = 0.

\(d(I,AD) = d(I,AB)\)

\( \Leftrightarrow {{\left| {2 + c} \right|} \over {\sqrt 5 }} = {{\left| {4 + 1} \right|} \over {\sqrt 5 }}\)

\( \Leftrightarrow \left[ \matrix{
c = 3 \hfill \cr
c = – 7\,\,\,(*)\, \hfill \cr} \right.\)

(*) loại do A có hoành độ âm

Vậy phương trình AD là : x – 2y + 3 = 0.

Đề kiểm tra Chương 3 – SBT Hình học 10

b) A(-1 ; 1), BD vuông góc với AI tại I,

BD có phương trình là : 3x – y – 6 = 0.


Đề 2

Câu 1. (6 điểm)

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho điểm \(M\left( {2;{3 \over 2}} \right)\)

a) Viết phương trình đường tròn (C) có đường kính OM ;

b) Viết phương trình đường thẳng d đi qua M và cắt hai nửa trục dương Ox, Oy lần lượt tại A, B sao cho diện tích tam giác OAB bằng 6 đơn vị diện tích ;

c) Tìm tọa độ tâm I của đường tròn nội tiếp (T) của tam giác OAB. Viết phương trình đường tròn đó.

Đề kiểm tra Chương 3 – SBT Hình học 10

a) Đường trìn đường kính OM có tâm \(J\left( {1;{3 \over 4}} \right)\) là trung điểm của đoạn OM và có bán kính \(R = {{OM} \over 2} = {5 \over 4}\).

Phương trình của (C) là :

\({\left( {x – 1} \right)^2} + {\left( {y – {3 \over 4}} \right)^2} = {{25} \over {16}}.\)

b) Đặt A(a;0), B(0;b) với a>0, b>0, ta có:

\(\left\{ \matrix{
{2 \over a} + {{{3 \over 2}} \over b} = 1 \hfill \cr
ab = 12 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
a = 4 \hfill \cr
b = 3. \hfill \cr} \right.\)

Vậy phương trình AB là :

3x + 4y – 12 = 0.

c) Đặt I(c;c) là tâm đường tròn nội tiếp tam giác OAB, ta có: d(I;AB) = c

\( \Leftrightarrow {{\left| {3c + 4c – 12} \right|} \over 5} = c\left( {0 < c < {3 \over 2}} \right)\)

\(\eqalign{
& \Leftrightarrow {\left( {7c – 12} \right)^2} = 25{c^2} \cr
& \Leftrightarrow 24{c^2} – 168c + 144 = 0 \cr} \)

\( \Leftrightarrow \left[ \matrix{
c = 1 \hfill \cr
c – 6\,(*) \hfill \cr} \right.\)

( (*) loại)

Vậy phương trình đường tròn nội tiếp tam giác OAB là : \({\left( {x – 1} \right)^2} + {\left( {y – 1} \right)^2} = 1.\)

Câu 2 (4 điểm)   

Trong mặt phẳng Oxy, cho điểm A(8;-1), và đường tròn (C) : \({x^2} + {y^2} – 6x – 4y + 4 = 0\)

a) Viết phương trình các tiếp tuyến vơi (C) vẽ từ A ;

b) Gọi M và N là các tiếp điểm của các tiếp tuyến trên vơi (C). Tính độ dài đoạn MN.

Gợi ý làm bài

a) y + 1 = 0 hay 15x + 8y – 112 = 0.

b) \(MN = {{30} \over {\sqrt {34} }}\)


Đề 3

Câu 1. (8 điểm)  

a) Viết phương trình chính tắc của elip (E) đi qua điểm A(0;2) và có một tiêu điểm là \({F_1}\left( { – \sqrt 5 ;0} \right)\)

b) Tìm độ dài trục lớn, trục nhỏ, tiêu cự và tỉ số \({c \over a}\) của elip (E) ;

c) Tìm diện tích của hình chữ nhật cơ sở của (E).

Bài giải

a) Phương trình chính tắc của (E) có dạng:

\({{{x^2}} \over {{a^2}}} + {{{y^2}} \over {{b^2}}} = 1\) với 0<b<a

Ta có : \(A(0;2) \in (E) \Leftrightarrow {4 \over {{b^2}}} = 1 \Leftrightarrow b = 2.\)

(E) có tiểu điểm \({F_1}\left( { – \sqrt 5 ;0} \right)\) suy ra \(c = \sqrt 5 .\)

Ta có \({a^2} = {b^2} + {c^2} = 4 + 5 = 9\), suy ra  a = 3.

Vậy phương trình chính tắc của elip (E) là: \({{{x^2}} \over 9} + {{{y^2}} \over 4} = 1.\)

b) \(\eqalign{
& 2a = 6\,;\,2b = 4\,; \cr
& \,2c = 2\sqrt 5 \,;\,{c \over a} = {{\sqrt 5 } \over 3}. \cr} \)

c) S = 4ab = 24.

Câu 2 (2 điểm)   

Cho đường tròn (C m) : \({x^2} + {y^2} – 2mx + 4my + 5{m^2} – 1 = 0\)

a) Chứng minh rằng họ (C m)  luôn luôn tiếp xúc với hai đường thẳng cố định ;

b) Tìm m để (C m) cắt đường tròn (C ): \({x^2} + {y^2} = 1\) tại hai điểm phân biệt A và B.

Giải

a) (C m) có tâm I(m;-2m) luôn thuộc đường thẳng d: 2x + y = 0 và có bán kính không  đổi R = 1.

Vậy (C m) luôn tiếp xúc với hai đường thẳng cố định, đó là hai tiếp tuyến của (C m) song song với d.

b) \(0 < \left| m \right| < {2 \over {\sqrt 5 }}\)

—— HẾT ——–

Cùng bài học:
  1. ÔN TẬP CUỐI NĂM – SBT Hình học 10
  2. Đề toán tổng hợp Chương 3 – SBT Hình học 10
  3. Ôn tập Chương 3 – SBT Hình học 10
  4. Bài 3: Phương trình đường elip – Chương 3 – SBT Hình học 10
  5. Bài 2: Phương trình đường tròn – Chương 3 – SBT Hình học 10
  6. Bài 1: Phương trình đường thẳng – Chương 3 – SBT Hình học 10

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Bài viết mới

  • [HG] Đề số 10 – Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) – Toán lớp 3> 10/04/2021
  • [HG] Đề số 9 – Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) – Toán lớp 3> 10/04/2021
  • [HG] Đề số 8 – Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) – Toán lớp 3> 10/04/2021
  • [HG] Đề số 7 – Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) – Toán lớp 3> 10/04/2021
  • [HG] Đề số 6 – Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) – Toán lớp 3> 10/04/2021




Học giải © 2017 - 2021 - THÔNG TIN: Giới thiệu - Liên hệ - Bản quyền - Sitemap - Quy định.
Học Trắc nghiệm - Môn Toán - Sách toán - eBook Toán - Giai bai Tap hay - Học Z - Lớp 12.